Có hàng chục người đã được tổ chức trốn đi nước ngoài trái phép bằng chiêu bài tham quan, tìm hiểu qui trình sản xuất của loại máy sản xuất của may ep gach khong nung...
Võ Văn Trúc nguyên là giám đốc Công ty TNHH Bảo Minh có trụ sở thuê tại phường 13, quận Tân Bình. Quá trình làm ăn, Trúc quen với ông Trương Quý Định (Việt kiều Pháp) là người Công ty E.T.C ở Pháp. Nắm rõ việc ông Định được cử về Việt Nam tiếp thị, chào bán giàn máy sản xuất ép gạch không nung, Trúc lên kế hoạch cho phi vụ lừa đảo.
Ban đầu, Trúc nhận giới thiệu người mua hàng cho ông Định rồi sau đó cho biết có nhiều người muốn mua máy nhưng họ yêu cầu được tham quan tìm hiểu qui trình tại nơi sản xuất trước khi mua. Muốn bán được sản phẩm, lại không biết ý đồ của Trúc, Định đã đề xuất làm thư mời các đối tác đi tham quan và được giám đốc Công ty E.T.C đồng ý.
Sau đó, Trúc đến gặp ông Nguyễn Minh - Giám đốc Công ty Sản xuất Kinh doanh Vật liệu Xây dựng 20 mời mua may ep gach với mức giá thấp và nhận ưu đãi bằng hình thức cho trả chậm. Trúc sẽ cử nhân viên của mình sang Pháp học, khi về sẽ chuyển giao công nghệ cho công ty ông Minh. Thấy phi vụ làm ăn này có lợi, ông Minh đã nhanh chóng ký đơn đặt hàng và ký giấy tờ cho 5 người của "công ty" Trúc sang Pháp để học tập dưới danh nghĩa là người của Công ty 20.
Trúc tiếp tục móc nối với Hoàng Hồng Quang, Trần Đình Thiên (Giám đốc Công ty TNHH Thiên Bình) để nhận được hàng chục cá nhân đăng ký đi Pháp với mức giá từ 4.500 đến 5.500 USD. .
Ngày 17/1/2003, khi có visa, Trúc cùng Quang dẫn 5 người này đi Pháp rồi cho họ trốn sang Đức bằng đường bộ. Hộ chiếu của những người đi đến Pháp trót lọt được Trúc thu lại gửi về Việt Nam cho Trần Đình Thiên để Thiên thay ảnh người khác vào, rồi đưa đi tiếp. Tổng cộng cho đến ngày vụ án bị khám phá, chỉ riêng Võ Văn Trúc, đã sử dụng tư cách pháp nhân giả của các công ty như Nguyên Cát, Vạn Xuân, Nacimex, Hiền Vy, Mai Anh, Trường Giang, Hà Lộc, Đại Thành Công... tổ chức cho 24 người trốn đi nước ngoài.
Chỉ cùng làm ăn với nhau vài vụ, Hoàng Hồng Quang đã tách ra làm ăn riêng. Quang đã làm hồ sơ đăng ký với Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Công ty VTSC đề xuất cho 4 cá nhân là cán bộ Công ty Hồng Quang được phép sang Đức để theo học lớp nâng cao năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp
Chiêu bài của Quang là liên hệ với một công ty bán máy ép trấu ở...Tây Ban Nha, cũng với lời hứa hẹn là sẽ đặt mua cả chục máy với điều kiện cấp thư mời 5 người tham tìm hiểu để tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép. Giá dịch vụ Quang đưa ra là 5.500 USD/người. Khi đến Madrid (Tây Ban Nha), thay vì về Công ty sản xuất máy ép trấu, Quang mua vé xe lửa, đưa 4 người sang Đức và bàn giao cho tên Mưu (không rõ lai lịch).
Tính đến ngày bị bắt, Quang đã đưa đi trót lọt 15 người thu lợi gần 12 ngàn USD và còn có trong tay bản danh sách của 28 người chưa kịp lên đường xuất ngoại với số tiền 25.700USD.
Không chỉ riêng Quang, thấy việc làm ăn này quá dễ lại kiếm được nhiều tiền, Trần Đình Thiên "ra riêng". Lợi dụng chức năng kinh doanh của Công ty Thiên Bình và một số công ty "ma" khác, Thiên đăng ký tham gia hội chợ ở nước ngoài với các đơn vị như Vinexpo, Vinexad để xin visa nhập cảnh cho những cá nhân mà Thiên đã móc nối. Tổng cộng, Thiên đã nhận 46 hồ sơ và đưa đi trót lọt 26 người đi Thụy sỹ, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha... thu lợi 2.461 USD
Ngày 25/11/2003, Thiên lo cho 2 người đi Nhật để tham gia hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ thì bị vạch trần. Ngày 25/5/2004, Hoàng Hồng Quang cũng bị sa lưới. Riêng Võ Văn Trúc, đã nhanh chân trốn thoát. Điều đáng nói là khi đường dây này bị phá vỡ còn hàng chục người khác đã đặt tiền cọc đang xếp hàng chờ đến lượt trốn sang nước ngoài.
Ngày 26/5, TAND TP HCM đã đưa vụ án này ra xét xử. Hoàng Hồng Quang bị tuyên phạt 10 năm tù, Trần Đình Thiên mức án 7 năm, 6 bị cáo còn lại tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức, nhận mức án từ 1 đến 3 năm tù cho hưởng án treo vì tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và tội làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức.
tag: may ep thuy luc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét